LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HẸP DANH SÁCH KHÁCH MỜI ĐÁM CƯỚI?

Lựa chọn quy mô đám cưới và tạo danh sách khách mời có thể là một trong những phần căng thẳng nhất của việc lập kế hoạch cho tiệc cưới. Có nhiều yếu tố cần xem xét như: mong muốn của bạn và chú rể của bạn, kỳ vọng của gia đình bạn và cảm xúc của bạn bè bạn. Bạn sẽ có cảm giác như dường như không thể làm hài lòng tất cả mọi người – thì đúng là nó sẽ như vậy đó! Trừ khi bạn có ngân sách không giới hạn và nguồn lực vô hạn, nếu không bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người được. Vì thế, sau khi tạo một danh sách bao gồm tất cả khách mời dài dằng dặc, đã đến lúc bạn buộc phải thực hiện công việc cần thiết nhất: thu hẹp danh sách khách mời đám cưới. Hãy cùng KISS WEDDING xem một số mẹo để thực hiện công việc khó nhằn này một cách đơn giản, đỡ nhức đầu hơn nghen.

Chia và thu hẹp danh sách khách mời đám cưới theo danh mục cấp bậc

Việc cố gắng loại bỏ mọi người khỏi một danh sách dài có thể vừa đáng sợ vừa không thoải mái. Tụi mình có một cách để làm cho quá trình này dễ dàng hơn. Đó là chia mọi người thành các danh mục: gia đình, họ hàng gần, họ hàng xa, bạn thân, bạn của gia đình, đồng nghiệp, người quen, con cái, v.v. Sau đó, xếp hạng các danh mục đó theo thứ tự quan trọng đối với hai bạn và bắt đầu cắt giảm từ dưới lên.

Có thể có những vị khách ở hai danh mục khác nhau, thì tụi mình khuyên bạn nên đặt mọi người vào danh mục cao nhất mà bạn cảm thấy thoải mái. Chẳng hạn như đồng nghiệp thân thiết thì sẽ được xếp ở danh mục bạn thân. Sử dụng phương pháp chia và cắt này sẽ giúp bạn cắt giảm được nhiều người hơn cùng một lúc, đồng thời giảm nguy cơ làm tổn thương cảm xúc của bất kỳ ai khi họ nhận ra rằng họ không được mời.

Xem xét hiện tại và tương lai

Hãy làm sao để sau này khi coi ảnh cưới mà hai bạn không phải tự hỏi “Ai đây nhìn lạ quắc dị trời?”. Vì thế, hãy nên chỉ mời những người mà cả bạn và chú rể của bạn đều biết. Ngày cưới là ngày vui của bạn, không phải ngày mà bạn sẽ phải gặp những người xa lạ không có ý nghĩa với hai bạn trong sự ngượng ngùng.

Và trong khi tính đến các mối quan hệ cá nhân, hãy xác định những người mà bạn đã không nói chuyện trong năm qua hoặc những người mà bạn nghĩ rằng mình sẽ không giữ liên lạc với họ trong 5 năm kể từ bây giờ. Điều này sẽ giúp tập trung danh sách khách mời vào những người có ý nghĩa nhất hiện tại và những người có khả năng sẽ như vậy trong tương lai.

Phân bổ phần trăm lời mời cho bạn bè của cha mẹ bạn

Điều này dường như đi ngược lại với điều tụi mình nói ở phần cuối, tụi mình biết. Một trong những vấn đề khó giải quyết nhất khi tạo danh sách khách mời đó là đáp ứng kỳ vọng của cha mẹ. “Giữ cho cả hai gia đình hạnh phúc, vui vẻ và gắn bó với mong muốn của mình” – điều này nói thì dễ hơn làm. Nếu bạn tự trả tiền cho đám cưới, có thể phân bổ tới 20% số khách mời cho bố mẹ hai bạn.

Nếu cha mẹ đang giúp chi trả cho đám cưới, thì mức chia tỷ lệ khách mời công bằng có thể là 50% cho bạn và chú rể của bạn và 50% cho cha mẹ bạn – cho dù điều đó có nghĩa là 25% cho gia đình bạn và 25% cho gia đình chồng bạn hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn. Nếu một bên phụ huynh trả phần lớn hoặc toàn bộ đám cưới, họ có thể nhận được phần trăm lớn hơn. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo rằng mình không từ bỏ quá 50% danh sách khách mời nhé. Khách của hai bạn vẫn là ưu tiên hàng đầu nè.

Hạn chế hoặc loại bỏ tùy chọn “Plus One”

Đây là một trong những cách dễ nhất để cắt giảm gần một nửa danh sách khách mời. Hoặc tạo những cái “cộng” dành riêng cho bạn bè thân thiết và gia đình ruột thịt hoặc đưa ra quy tắc chung “không có những cái cộng” cho tất cả mọi người. Nếu quyết định ghi cộng, hãy chắc rằng ghi rõ tên người sau dấu cộng để tránh những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ, “bạn Khánh + Chi” so với “bạn Khánh +… ” sẽ rõ ràng và khiến cho người sau dấu cộng cảm thấy vui hơn. Nếu không biết tên họ thì có thể ghi chức danh đi kèm: “bạn X + vợ/ chồng/ người yêu,…”

Khi đến lúc tạo sơ đồ chỗ ngồi, hãy cân nhắc tập hợp những người bạn độc thân lại với nhau để không cảm thấy bị bỏ rơi trong đám đông cặp đôi.

Sắp xếp xen kẽ các lời mời

Nếu vẫn thất bại và danh sách khách mời không hoàn toàn bằng con số bạn đã đặt ra, hãy dùng chiêu cuối là gửi lời mời theo từng đợt. Chia danh sách cuối cùng thành hai nhóm: những người phải tham dự và những người sẽ bị bỏ lỡ. Nhắn, gọi mời cho nhóm đầu tiên 3 – 4 tháng trước đám cưới. Khi bạn bắt đầu nhận được phản hồi, hãy gửi lời mời đến nhóm khách tiếp theo theo thứ tự đã quyết định trước đó. Đảm bảo rằng bạn dành đủ thời gian cho nhóm khách thứ hai để trả lời và lên kế hoạch đi lại. Hãy chắc chắn rằng tất cả các lời mời được gửi không muộn hơn 4 tuần.

Việc cắt giảm mọi người khỏi ngày vui của bạn sẽ không bao giờ là niềm vui, không có cách nào tránh khỏi điều đó. Tụi mình hy vọng những mẹo này sẽ giúp giảm bớt một số ồn ào và giúp bạn đưa ra những quyết định khó khăn này dễ dàng hơn một chút. Khi bạn có thể thu hẹp danh sách khách dự đám cưới, bước tiếp theo là mời họ. Và việc cuối cùng là đếm ngược đến ngày hạnh phúc của riêng bạn nhé.

Tụi mình đã đưa ra một số lưu ý cũng như tips để bạn tham khảo giúp nghi thức cắt bánh cũng như buổi tiệc của bạn tránh xảy ra những vấn đề ngoài ý muốn. Cảm ơn bạn vì đã đọc hết bài này nhé, hy vọng bạn sẽ có một buổi tiệc trọn vẹn và đầy cảm xúc. Nếu bạn chưa biết bắt đầu chuẩn bị cho buổi tiệc của mình từ đâu, hãy liên hệ tụi mình – KISS WEDDING PLANNER để tụi mình có thể đồng hành cùng bạn trong ngày trọng đại này nhé. 

Nếu bạn cần tụi mình hỗ trợ quán xuyến cả các đầu việc trước ngày cưới và trong ngày cưới thì hãy tham khảo qua:

____________________

Bài viết thực hiện bởi Nhật Khuê x kissteam

Hình ảnh: KISS WEDDING EVENT PLANNER

© www.kisswe.com

 

Gặp tụi mình ở đây nhé

  1. Inbox vào page này shorturl.at/xzFT7
  2. Để lại request tại https://cutt.ly/Ukn3R19
  3. Gửi email vào: contact@kisswe.com
  4. Zalo/viber to 0898317980 | 0707252960
  5. Gọi trực tiếp đến 0898317980 | 0707252960

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI – NHỮNG CHUYÊN GIA LÊN KẾ HOẠCH CƯỚI – THE K.I.S.S PLANNERS

KISS WEDDING PLANNER & EVENT