Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐEO NHẪN CƯỚI

Từ xa xưa, nhẫn cưới được xem là tín vật thiêng liêng thể hiện sự gắn bó không rời giữa hai người yêu nhau (vợ chồng). Chiếc nhẫn đeo ở ngón áp út được xem như một cách đánh dấu cho mối quan hệ hôn nhân. Ngày nay, những ai khi đã kết hôn đều đeo một chiếc nhẫn ở ngón tay áp út nhưng không phải ai cũng đều thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới ở ngón tay này. Vì thế, mời các bạn cùng KISS đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự vì sao nhẫn cưới lại được đeo ở ngón áp út nhé!!!


Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới. Từ thời xa xưa, người Hy Lạp có quan niệm rằng trong cuộc đời của một người phụ nữ sẽ có ba chiếc nhẫn quan trọng nhất đối với họ, đó là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cửu. Một khi cô gái đồng ý đeo vào tay mình chiếc nhẫn cưới thì nó đồng nghĩa với việc cô gái ấy sẽ không còn được sự tự do vốn có, họ sẽ bị bó buộc cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Chính vì thế, chiếc nhẫn là biểu tượng cho sự gắn kết không bao giờ chấm dứt của một cặp đôi.

Xem thêm: Lễ Ceremony là gì? Ý nghĩa của nghi thức The Vow trong ngày cưới

Trong Hán tự, “Nhẫn” 忍 được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Nó thể hiện phần nào của cuộc sống hôn nhân. Dù cho có đau thương mà nhẫn nhịn một chút thì cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên thuận hòa và thấu hiểu nhau hơn. Đeo nhẫn ở ngón áp út thể hiện đây là hoa đã có chủ, những đối tượng khác không nên có tình ý gì khác trên mức bạn bè.

Tùy thuộc vào phong tục và quan niệm, mỗi quốc gia sẽ đeo nhẫn cưới ở một vị trí khác nhau. Ở Việt Nam do ảnh hưởng quan niệm phong kiến từ Trung Quốc mà chúng ta cũng chọn đeo nhẫn cưới ở ngón áp út của bàn tay trái. Theo quan niệm của người Trung Hoa, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, và ngón út tượng trưng cho con cái.

Xem thêm: Mách nhỏ lời phát biểu truyền thống đầy ý nghĩa cho lễ dạm ngõ

 Và họ đã đưa ra một phép thử nhỏ và khá thú vị để minh chứng cho lập luận đó. Khi hai bàn tay áp sát vào nhau, gập ngón giữa lại, các đầu ngón tay chạm nhau. Sau đó, từ từ di chuyển cho các ngón tay rời ra, khi đó tất cả các ngón đều có thể tách rời, chỉ duy nhất hai ngón áp út của hai bàn tay là vẫn dính vào nhau. Đó là bởi vì cha mẹ rồi cũng sẽ già đi và không sống cùng chúng ta đến cuối đời, anh em thì rồi cũng có cuộc sống riêng và con cái thì cũng sẽ có gia đình riêng của chúng. Duy chỉ có vợ/chồng là người sẽ cùng ta gắn bó đến cuối cuộc đời.

KISS WEDDING PLANNER & EVENT


Trang trí tiệc cướiđám cưới ngoài trờikế hoạch tiệc cướiđịa điểm cướiý tưởng cưới độc đáowedding ideawedding decoration – wedding plannerKiss wedding plannerkế hoạch tiệc cướithông tin cưới 2018,  xu hướng trang trí tiệc cưới 2018Ý tưởng cướiCưới hết bao nhiêu tiền