TUẦN SAN THÁNG 06/2024

27 CÂU HỎI BẠN CẦN HỎI KHI GẶP WEDDING PLANNER

KISS biết rằng: việc lên kế hoạch cho một đám cưới có thể tốn rất nhiều công sức. Giữa việc chọn được địa điểm tổ chức, makeup, quay chụp đến việc giải quyết ty tỷ các vấn đề phát sinh và hàng ngàn đầu việc để chuẩn bị cho ngày cưới. Đó là lý do tại sao các bạn nên có wedding planner cho ngày cưới của mình. Nhưng đây là điểm quan trọng nè: Bạn không thể chỉ bọn bừa ngay wedding planner đầu tiên bạn tìm thấy trên Google mà tụi mình rất khuyến khích bạn phỏng vấn các đơn vị trước khi quyết định chính thức. Dưới đây, bọn mình sẽ liệt kê 27 câu hỏi bạn cần hỏi khi gặp wedding planner nhé.

 

1. Team có còn trống lịch vào ngày cưới của mình không?

Đây là câu hỏi quan trọng nhất để hỏi. Nếu bạn đã chốt ngày cưới, hãy đảm bảo rằng Wedding Planner có thể còn lịch vào ngày đó, nếu không bạn nên tìm người khác để tránh tốn thời gian của mình.

2. Các dịch vụ bên bạn cung cấp là gì?

Bạn nên nói rõ về nhu cầu về đám cưới của bạn và hỏi xem tất cả các dịch vụ mà họ cung cấp là gì, xem xem có hợp với nhu cầu của bạn không nhé.

3. Bạn đã làm trong lĩnh vực này bao lâu rồi?

Càng làm việc lâu thì họ càng có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù không có việc gì khi làm việc với một người ít kinh nghiệm hơn, nhưng nếu bạn là người hơi overthinking 1 chút, bạn nên làm việc với một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm – người đã từng trải qua tất cả những vấn đề trong ngày cưới.

4. Bạn nhận tối đa bao nhiêu đám cưới trong 1 ngày?

Nên tránh chọn team 1 ngày nhận quá nhiều tiệc, điều đó sẽ không đảm bảo 100% rằng tiệc cưới của bạn được take care tốt nhất.

5. Bạn đã tổ chức tiệc cưới cho bao nhiêu cặp đôi rồi?

Để có được toàn bộ kinh nghiệm của Wedding planner, sẽ rất hữu ích khi biết họ đã kinh doanh được bao lâu và họ đã lên kế hoạch cho bao nhiêu đám cưới. Tụi mình nghĩ điều quan trọng là phải hỏi cả hai mặt của câu hỏi này bởi vì một người lập kế hoạch đã có 10 năm thực hiện một hoặc hai đám cưới mỗi năm có lượng kinh nghiệm rất khác so với một người lập kế hoạch đã có 5 năm thực hiện 20 đám cưới mỗi năm đó.

 

6. Bạn đã từng làm tiệc tại địa điểm mà mình dự định tổ chức bao giờ chưa?

Nếu wedding planner đã có kinh nghiệm làm việc tại địa điểm mà bạn dự định tổ chức rồi thì họ có thể đưa ra các lời khuyên về những ưu/ khuyết điểm của địa điểm bạn chọn và phương án khắc phục nó. Tuy nhiên, hai bạn có thể cùng hẹn wedding planner mà bạn tâm đắc đến sitecheck tại địa điểm bạn yêu thích để họ dùng kinh nghiệm của mình tư vấn cho bạn.

7. Tiêu chí hoạt động của công ty bạn là gì? Và bạn khác với những đơn vị khác trên thị trường như thế nào?

Mỗi team planner có một tầm nhìn và sứ mệnh để hoạt động, vì thế bạn nên khai thác phần này để xem nhu cầu của bạn và team có match với nhau không. Đối với nhiều cặp đôi, câu hỏi này là mấu chốt để cô dâu chú rể chọn team planner đó.

8. Team bạn có bao nhiêu người? Vào ngày cưới của mình thì sẽ có bao nhiêu bạn hỗ trợ?

9. Có idea đám cưới nào mà team bạn còn e ngại khi tổ chức không?

Một số planner có các quy định về loại đám cưới mà họ sẽ tổ chức. Sẽ rất tốt nếu bạn biết được phạm vi của họ là gì để bạn không thất vọng khi họ từ chối ý tưởng của bạn.

10. Timeline để bạn chuẩn bị cho ngày cưới của mình như thế nào?


11. Nếu mình không book trang trí, chụp hình,… bên bạn thì bạn có làm việc với các đơn vị đó không?

12. Giá cả các dịch vụ mà bạn nghĩ là sẽ phù hợp với tiệc cưới của mình là bao nhiêu?

Giá dịch vụ wedding planner, các gói decor, điều phối,…

13. Ngoài những phần chi phí này thì có những khoản phí phát sinh nào không?

14. Bạn có thể làm cho mình 1 file estimate cost cho tiệc của mình, để mình nắm chi tiết giá cả và dịch vụ bên bạn được không?

15. Thường thì đối với những tiệc như mình, các bạn thấy cần khoảng bao nhiêu là ổn?


16. Ngân sách mình có xxx, bạn nghĩ có ổn để tổ chức một tiệc cưới theo nguyện vọng của mình không?

17. Bên bạn có danh sách các bên vendors khác trong ngành cưới (như quay chụp, makeup, váy, vest, thiệp,…) uy tín không?

18. Mình có thể chọn một bên mình thích được không? Hay phải trong list các đối tác của bạn?

19. Mình sẽ có những ưu đãi gì nếu chọn các đối tác bên bạn?

20. Sau khi chốt với các đơn vị (nhà hàng, váy, thiệp,..) rồi, thì người sẽ làm việc trực tiếp với họ là mình hay team bạn?

 

21. Sau khi chốt hợp đồng thì chúng ta sẽ thường trao đổi thông tin như thế nào, qua đâu?

22. Nếu trong ngày cưới của mình, đột nhiên có sự cố đột xuất ngoài plan thì quy trình giải quyết/ xử lý vấn đề đó như thế nào nhỉ?

23. Mình muốn tổ chức tiệc cưới ngoài trời, nếu thời tiết xấu thì bạn có phương án dự phòng cho điều này không?

24. Trong các tiệc trước đây, có những tình huống phát sinh gì mà bạn cảm thấy khó nhằn và cách bạn giải quyết nó như thế nào?

Bạn có thể hỏi câu này để đánh giá những cách giải quyết vấn đề mà planner đã làm.

25. Bạn cho mình xem một số feedback của các khách hàng trước đây đã sử dụng dịch vụ bên bạn nhé!

26. Mình có thể xem các hình ảnh các tiệc cưới trước đây mà bạn đã tổ chức ở đâu?

27. Quy trình thanh toán của bên bạn sẽ như thế nào? 

 

KISS đã liệt kê ra 27 câu hỏi mà tụi mình nghĩ rằng bạn nên hỏi wedding planner của mình. Tuy nhiên, đây sẽ là những câu hỏi khái quát chung khi lần đầu bạn gặp team planner. Trong quá trình hỏi các câu hỏi này thì bạn sẽ có thêm những câu hỏi sâu hơn, chi tiết hơn để áp dụng vào trong tiệc cưới của bạn nhé.

9 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ CÓ 1 BUỔI CẦU HÔN HOÀN HẢO?

Một buổi cầu hôn được xem như là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là lúc mà bạn bày tỏ tình cảm chân thành và trao cho đối phương một lời cam kết gắn bó suốt hành trình mãi về nhau với người mình yêu thương. Cho nên những bước chuẩn bị cho một buổi cầu hôn khá quan trọng và phải thật sự kỹ lưỡng. Tụi mình đã ghi chú lại các điểm mà bạn nên lưu ý để có một buổi cầu hôn không chỉ lãng mạn mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, giúp cho hai bạn có những kỷ niệm đẹp nhất để nhớ đến.

  1. Hãy chắc chắn rằng đối phương và bạn đều đã sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân

Cuộc sống hôn nhân như được xem là bước tiến mới trên hành trình yêu nhau, và hai bạn sẽ cùng đồng hành với nhau cả cuộc đời này. Vì vậy, hai bạn cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý để đối mặt với những thách thức và sự thay đổi, cũng như là về mặt tài chính. Cả hai cần phải thấu hiểu và đồng thuận về các mục tiêu, mong muốn và trách nhiệm trong hôn nhân để xây dựng một nền tảng vững chắc cho cuộc sống hôn nhân đầy ngập tiếng cười và hạnh phúc đó nha.

  1. Nói chuyện với ba mẹ 2 bên và bạn thân của cô ấy (nếu có)

Sự xuất hiện và đóng góp từ những người bạn bè thân thiết hay đặc biệt hơn nữa là ba mẹ của gia đình hai bên, đó được xem là sự chấp thuận và sự tôn trọng mà bạn mong muốn dành cho người bạn đời của mình. Bạn thử nghĩ ngoài bạn là nhân vật chính mà còn có những người thân cùng chứng kiến thì vui biết bao đúng không nè?

  1. Mua nhẫn

Một món đồ tưởng như không quan trọng nhưng lại rất quan trọng mà bạn chắc chắn không thể quên đó chính là chọn cho mình một chiếc nhẫn phù hợp với kích cỡ ngón tay của người bạn đời. Cũng là một thử thách khó nhằn mà bạn phải đấu tranh tâm lý để chọn được đó nha. Hiện tại có vô số những thương hiệu trang sức nên để có thể chọn được mẫu nhẫn phù hợp thì có thể hỏi các bạn chuyên viên bán hàng hoặc wedding planner hỗ trợ nè.

  1. Lên kế hoạch cho buổi cầu hôn

Khi đã chuẩn bị những bước trên thì việc lên một kịch bản chương trình chứa đựng những hình ảnh trong câu chuyện tình yêu của hai người là một phần quan trọng không kém. Bạn có thể nghĩ đến những hoạt động như: trao những hoa hồng từ những người bạn thân thiết và người thân hay nhảy một bài hát mà cô dâu sắp cưới yêu thích. Có nhiều cặp đôi trong quá trình yêu nhau không tạo cho nhau những bất ngờ dành cho đối phương nên dịp này cũng có thể xem là một cơ hội để tạo nên những khoảnh khắc khiến cho đối phương khắc sâu nè.

  1. Soạn ra sẵn những điều mình cần và muốn nói cho đối phương

Bạn có thể là một người trong lúc căng thẳng sẽ không thể nào nhớ hết được tất cả những lời muốn nói đến đối phương. Vì vậy, hãy viết ra những lý do bạn yêu người ấy, những kỷ niệm đáng nhớ và mong muốn xây dựng tương lai. Sự chuẩn bị này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn đảm bảo rằng lời cầu hôn sẽ chân thành và cảm động, khiến khoảnh khắc ấy trở nên đặc biệt và khó quên.

  1. Đặt chỗ tại nơi bạn dự định cầu hôn

Khi lên kế hoạch cầu hôn, việc tìm hiểu và nhanh chóng đặt chỗ tại nơi bạn dự định thực hiện là một điều không thể thiếu vì đó sẽ là bước đầu cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Việc đặt chỗ trước không chỉ giúp bạn có không gian riêng tư và lãng mạn mà còn tránh được những rắc rối không mong muốn như hết chỗ hay không gian không phù hợp. Hãy chọn một địa điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với cả hai hoặc một nơi có khung cảnh đẹp để làm nền cho khoảnh khắc đáng nhớ này.

  1. Book photo chuyên nghiệp để có thể lưu giữ lại khoảnh khắc tuyệt vời này

Những bức ảnh chất lượng sẽ giúp bạn và người yêu sẽ khiến bạn nhớ lại những khoảnh khắc đáng nhớ mỗi khi xem lại. Và một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không chỉ biết cách chụp những góc đẹp mà còn giúp bắt trọn cảm xúc chân thực của cả hai.

  1. Hãy linh hoạt cho buổi cầu hôn của bạn (Be Flexible)

Mặc dù bạn đã lên kịch bản chi tiết những hoạt động cần thực hiện một cách chi tiết và chặt chẽ, nhưng thực tế thì sẽ có thể xảy ra những sự cố đáng yêu như những khoảnh khắc khiến cho người bạn đời của mình xúc động không thể nào cất tiếng thành lời, nên bạn tận hưởng hết những giây phút và cảm xúc thật diễn ra ngay buổi lễ, đừng bó buộc phải theo đúng kế hoạch vì những điều này bạn sẽ không thể tìm lại ở một dịp nào khác đó.

  1. Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh rồi cầu hôn cô ấy

Khoảnh khắc trước khi nói ra câu: “Will you marry me?”, bạn chắc chắn sẽ thấy hồi hộp và căng thẳng như chính lúc bạn tỏ tình với người yêu của mình. Nhưng cứ thư giãn và tận hưởng hết mức, giữ cho bản thân một tinh thần thoải mái, tự tin để có thể đứng trước mặt cô ấy, nói lên những lời ẩn sâu trong lòng mình thôi nè. Khoảng thời gian này, không gian nơi đây, chỉ dành riêng cho hai bạn nên cứ làm những điều mà bạn thích nhất.

NHỮNG MỤC CẦN CÓ TRONG THIỆP CƯỚI ONLINE CHO KHÁCH NƯỚC NGOÀI

Hiện tại thì thiệp cưới online không còn là khái niệm xa lạ với các cặp đôi sắp cưới nữa. Nếu tiệc của bạn toàn bộ là khách Việt Nam, thì thiệp cưới của bạn sẽ chỉ cần các đầu mục cơ bản là ổn. Còn nếu tiệc của bạn có khách nước ngoài, thì bạn phải cần thêm nhiều đầu mục để thuận tiện cho khách khi họ đến một đất nước xa lạ và không phải ai cũng nói được tiếng Anh. Vì thế, KISS sẽ giúp bạn liệt kê những mục cần có trong thiệp cưới online cho khách nước ngoài để bạn có thể tham khảo cho thiệp cưới của mình nhé!

 

 

  1. Thông tin cơ bản:

Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng thiệp mời của bạn phải có những thông tin cơ bản như: ngày cưới, địa điểm, thời gian diễn ra lễ cưới và lịch trình tiệc cưới. Đây là những thông tin cơ bản mà khách cần biết để lên kế hoạch và sắp xếp để tham dự tiệc của hai bạn.

 

 

  1. Quy định về trang phục:

Với khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau, việc cung cấp gợi ý về phong cách trang phục có thể giúp họ lựa chọn trang phục phù hợp với ngày cưới của bạn. Bạn có thể cung cấp một số hình ảnh hoặc mô tả về phong cách trang phục yêu cầu, từ trang phục truyền thống đến trang phục semi-formal hoặc casual. Điều này giúp khách cảm thấy tự tin và thoải mái khi tham gia vào ngày cưới của bạn.

 

  1. Câu chuyện tình yêu của hai bạn

Để giúp cho các khách mời hiểu hơn về hai bạn cũng như show được câu chuyện tình đáng yêu của hai bạn thì tụi mình đề xuất nên có phần này nha. Một vài hình ảnh cộng với thời gian, địa điểm và một vài lời nhắn nhủ, kỉ niệm đặc biệt sẽ là điểm nhấn cho thiệp mời của bạn đó.

 

 

  1. Hướng dẫn đi lại và lưu trú:

Nếu địa điểm cưới của bạn không dễ tìm được trên bản đồ, hãy cung cấp một hướng dẫn chi tiết để khách có thể đi đến đó dễ dàng. Bạn có thể cung cấp hướng dẫn từ sân bay gần nhất, các tuyến giao thông công cộng hoặc địa chỉ GPS để giúp khách hàng đến đúng địa điểm. Đi kèm với đó, gợi ý về các lựa chọn lưu trú phù hợp với ngân sách và sở thích của khách cũng là một điểm cần lưu ý nữa đó. À đừng quên đính kèm link booking để khách dễ dàng đặt chỗ hơn nha.

 

 

  1. Những trải nghiệm nên làm ở Việt Nam (Things to do)

Nếu bạn muốn tạo thêm trải nghiệm đặc biệt cho khách nước ngoài, hãy chia sẻ thông tin về địa điểm cưới của bạn và những địa điểm du lịch hấp dẫn xung quanh. Cung cấp các gợi ý về các điểm tham quan, quán ăn, hoạt động giải trí và nơi nghỉ ngơi để khách có thể khám phá thêm trong thời gian ở tại đó. Hoặc gọn hơn, bạn liệt kê một số công ty tổ chức du lịch uy tín như Vietravel, Saigontourist, Cholon Tourist,… Điều này sẽ giúp khách nước ngoài có một trải nghiệm đa dạng và thú vị hơn khi từ nước ngoài đến Việt Nam tham dự đám cưới của bạn.

Hãy gợi ý một số món ăn các món đặc sản như: phở, bánh mì, bún bò, cơm tấm,…. Và đi du lịch ở các địa điểm du lịch hot tại Việt Nam: miền Tây, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Hà Nội,…

 

  1. Mục Q&A giải đáp các câu hỏi thường gặp:

Đối với khách nước ngoài lần đầu đến với Việt Nam, các bạn cần lập mục hỏi và đáp những câu hỏi thường gặp như: thông tin về visa đến với Việt Nam, thời tiết ở Việt Nam vào thời điểm bạn tổ chức tiệc, các hình thức thanh toán và đồng tiền nào được phép dùng tại Việt Nam, phương tiện di chuyển tại địa điểm/ thành phố tổ chức tiệc,…. 

 

  1. Gửi lời mời chân thành và RVSP

Cuối cùng, đừng quên gửi lời mời chân thành và biểu đạt sự mong đợi được gặp gỡ và chia sẻ niềm vui của bạn với khách tham dự nhé. Hãy tạo khẳng định rằng sự hiện diện của họ sẽ làm cho ngày cưới của bạn trở thành một sự kiện đáng nhớ nhất đời bạn. Sau khi đã cung cấp hết các thông tin, bạn cần có mục RVSP để khách confirm xem có tham dự được không và nếu tham dự thì sẽ đi bao nhiêu người. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn ở khâu đặt tiệc, sắp xếp chỗ ngồi và menu.

5 ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI TẠI NHÀ

Khi nghĩ đến việc tổ chức tiệc cưới chắc hẵn bạn sẽ có suy nghĩ lựa chọn giữa nhà hàng hay khách sạn nhưng còn một lựa chọn khác nữa bạn cũng thể cân nhắc đó chính là tổ chức tiệc tại nhà hoặc villa thuê. Nhưng việc tổ chức tại nhà thì có thể khiến bạn quên mất đi một vài điều lưu ý cần thiết dành cho nơi tổ chức tiệc. Vì vậy, tụi mình sẽ liệt kê dưới đây những điều đó để bạn ghi chú lại nha.

  1. Cần có kế hoạch dự phòng

Một buổi tiệc cưới hoàn hảo đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết. Tuy nhiên, luôn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra như thời tiết xấu, mất điện hoặc sự cố kỹ thuật. Vì vậy, việc lên một kế hoạch dự phòng là rất cần thiết.

Ví dụ, nếu bạn tổ chức tiệc ngoài trời, hãy chuẩn bị sẵn lều bạt hoặc một khu vực trong nhà để có thể chuyển vào khi thời tiết không thuận lợi. Ngoài ra, kiểm tra các thiết bị điện có đủ trọng tải để chịu nỗi các thiết bị âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp không để nhờ điện lực can thiệp trước hoặc sắp xếp thiết bị phù hợp để không sụp nguồn khi tiệc diễn ra. Bên cạnh đó, hãy có sẵn một danh sách các dịch vụ sửa chữa điện, âm thanh để kịp thời xử lý nếu có sự cố xảy ra. Sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn an tâm hơn và đảm bảo buổi tiệc diễn ra suôn sẻ.

  1. Chuẩn bị nhà vệ sinh đầy đủ

Sự thoải mái của khách mời là một trong những yếu tố quan trọng để buổi tiệc diễn ra thành công. Hãy đảm bảo rằng nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Nếu số lượng khách mời đông, việc thuê thêm nhà vệ sinh di động là một giải pháp hữu hiệu.

Ngoài ra, hãy sắp xếp người dọn dẹp thường xuyên trong suốt buổi tiệc để đảm bảo nhà vệ sinh luôn trong tình trạng sạch sẽ. Đừng quên cung cấp đủ giấy vệ sinh, xà phòng và khăn lau tay để khách mời luôn cảm thấy thoải mái và hài lòng đó nha.

  1. Sắp xếp bãi đỗ xe và người trông coi

Việc sắp xếp bãi đỗ xe khoa học sẽ giúp khách mời không phải lo lắng về chỗ đỗ xe và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham dự buổi tiệc. Hãy lên kế hoạch sắp xếp bãi đỗ xe từ trước, đặc biệt nếu nhà bạn ở khu vực có không gian hạn chế.

Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, người thân hoặc thuê dịch vụ trông coi xe chuyên nghiệp để đảm bảo an ninh cho phương tiện của khách. Điều này không chỉ giúp khách mời yên tâm mà còn thể hiện sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn trong việc tổ chức tiệc cưới.

  1. Xịt muỗi và côn trùng ở khu vực bạn đãi tiệc

Một yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại rất quan trọng là vấn đề muỗi và côn trùng. Không gì khó chịu bằng việc bị muỗi hay côn trùng đốt khi đang dự tiệc. Để đảm bảo không gian thoải mái cho mọi người, hãy xịt muỗi và côn trùng trước vài giờ khi tiệc bắt đầu.

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm xịt muỗi, côn trùng hoặc đặt các thiết bị bắt muỗi, đèn diệt côn trùng quanh khu vực tổ chức tiệc. Nếu có thể, hãy trồng các loại cây đuổi muỗi như bạc hà, sả, hương thảo xung quanh khu vực tiệc để tạo môi trường an toàn và thoải mái hơn cho khách mời.

  1. Chú ý về cường độ âm thanh cho phép

Âm nhạc là yếu tố không thể thiếu để tạo không khí vui vẻ và sôi động cho buổi tiệc cưới. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến cường độ âm thanh để không làm phiền hàng xóm và tuân thủ quy định về âm thanh của địa phương.

Hãy tham khảo quy định về âm thanh và có thể điều chỉnh âm lượng hợp lý. Nếu có thể, bạn nên thông báo trước cho hàng xóm về việc tổ chức tiệc để họ thông cảm và chuẩn bị tâm lý. Điều này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm mà còn thể hiện sự tôn trọng và chu đáo của bạn.

Nếu bạn cần tụi mình hỗ trợ quán xuyến cả các đầu việc trước ngày cưới và trong ngày cưới thì hãy tham khảo qua:

____________________

Bài viết thực hiện bởi kissteam

Hình ảnh: KISS WEDDING EVENT PLANNER

© www.kisswe.com

 

Gặp tụi mình ở đây nhé

  1. Inbox vào page này shorturl.at/xzFT7
  2. Để lại request tại https://cutt.ly/Ukn3R19
  3. Gửi email vào: contact@kisswe.com
  4. Zalo/viber to 0898317980
  5. Gọi trực tiếp đến 0898317980

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI – NHỮNG CHUYÊN GIA LÊN KẾ HOẠCH CƯỚI – THE K.I.S.S PLANNERS

KISS WEDDING PLANNER & EVENT