Khoác lên mình bộ váy cưới màu trắng tinh khôi, lộng lẫy luôn là mơ ước của các nàng về ngày hạnh phúc nhất cuộc đời. Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao váy cưới lại là màu trắng? Và từ khi nào mà bộ váy cưới đã đi vào lòng mỗi con người, đi vào trong truyền thống của những nghi thức cưới trên thế giới,
Xem thêm: Những lưu ý khi thử váy cưới dành cho các nàng
Là bộ trang phục xa xỉ của giới quý tộc Châu Âu
Những chiếc váy cưới trắng chỉ mới thật sự thịnh hành vào khoảng thời gian sau này chứ trước đó hầu như chỉ có giới quý tộc nhà giàu Châu Âu mới có đủ điều kiện . Bởi vì, xà phòng và bột giặt chỉ mới xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 mà thôi. Do đó, những thế kỷ trước, chỉ có những gia tộc thật giàu mới có thể khoác lên mình những chiếc váy cưới trắng tinh để thể hiện sự sang trọng, tinh khiết, thanh lịch và địa vị của mình trong xã hội, và do sẽ tốn một lượng tiền không ít để vệ sinh những chiếc váy trắng nên thường chỉ sử dụng một lần
Sự công nhận của bộ váy cưới trắng trong ngày trọng đại
Mặc dù, đã có rất nhiều những nhân vật nữ có tầm quan trọng trong lịch sử thế giới đã mặc những chiếc áo choàng trắng để thành hôn theo chiều dài của lịch sử như Nữ Hoàng Mary của Scotland nhưng chỉ khi Nữ Hoàng Victoria mặc chiếc váy cưới trắng của bà, mới là người đã định hình chiếc váy cưới trắng sau này khi bà thành hôn với Hoàng tử Albert vào năm 1840. Vào ngày đám cưới của bà, Nữ hoàng Victoria bước xuống xe ngựa với chiếc váy trắng đơn giản làm từ vải len Honiton, và thay vì đội vương miệng, bà đội một vòng hoa kết từ những cây sim. Và sự thật đằng sau đó, bà chọn màu trắng không chỉ vì ý nghĩa mà còn mang đậm chất chính trị hơn.
Trước đám cưới thế kỷ của nữ hoàng Victoria vào năm 1840, hầu hết váy cưới được các cô dâu lựa chọn đều mang sắc xanh lam, xanh da trời vì họ cho rằng màu sắc này chính là biểu tượng của sự thuần khiết.
Và một sắc màu nổi bật được ưu ái hơn nữa được hầu hết phụ nữ chọn làm lễ phục chính là sắc “đỏ” – biểu tượng của tình yêu, của hoa hồng, của sự lãng mạn. Còn màu trắng thì mang ý nghĩa tang thương, không nên chọn sắc màu lạnh lẽo này vào ngày trọng đại.
Xem thêm: Mẹo để có ảnh phóng sự đẹp trong ngày cưới
Bởi vì đám cưới của bà sẽ được mọi người trong và ngoài nước dõi theo và cũng vì vừa mới lên ngôi, bà muốn chứng tỏ với mọi người trong đất nước rằng bà có đủ năng lực nên bà đã gửi thông điệp trên chiếc váy của mình rằng lúc đó ngành công nghiệp vải len đang trên đà đi xuống, và bà muốn thúc đẩy nghành công nghiệp đó của đất nước nên cách tốt nhất để làm điều đó là trên chính chiếc váy cưới của mình.
Mãi đến những năm 50 đầu, váy cưới mới thật sự thịnh hành trong giới bình dân
Dù vậy, nhưng những chiếc váy cưới trắng vẫn là điều gì đó quá xa xỉ so với cuộc sống ở những đầu thập kỷ 20. Do điều kiện sống lúc ấy còn rất khó khăn và hai cuộc đại chiến đã khiến chiếc váy cưới đến tận sau những năm 50 mới bắt đầu thịnh hành trong giới bình dân , rồi trở thành truyền thống cho những đám cưới sau này.
Nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng vẻ đẹp trang trọng, lộng lẫy khi cô dâu bước vào lễ đường với chiếc váy trắng, tôn lên vẻ đẹp của cô dâu cùng với màu trắng còn thể hiện sự trong trắng,thuần khiết và vẻ đẹp đơn sơ đầy quyền rũ của cô dâu.
KISS WEDDING PLANNER & EVENT
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền