Trong xã hội ngày nay, những Nghi lễ đám cưới truyền thống Việt Nam cũng đã được hiện đại hóa do chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương Tây. Chúng ta đã lượt bớt rất nhiều lễ nghi nhằm mang đến một đám cưới đơn giản giữ sự truyền thống nhưng phù hợp hiện đại. Tuy nhiên, những nghi lễ quan trọng nhất của một lễ cưới thì không hề thay đổi. Bởi đó là nét văn hóa riêng của ngàn đời người Việt, chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy. Tùy theo từng quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, vùng miền, gia đình,… Nghi lễ cưới sẽ được thể hiện theo những phong tục tập quán riêng.
Từ xa xưa, nghi lễ đám cưới của người Việt được nhắc đến là “Tam thư Lục lễ”, tức là có 6 nghi lễ truyền thống chủ đạo và được lưu giữ đến ngày này, bên cạnh đó còn có những nghi lễ riêng của Tôn giáo, Dân tộc… Trong 6 nghi lễ này gồm:
- Lễ Dạm ngõ
- Lễ Ăn hỏi
- Lễ Xin dâu
- Lễ Rước & Đón dâu
- Đãi tiệc
- Lễ Lại mặt
Xem thêm: Tất tần tật những lễ nghi cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam
Trải qua rất nhiều giai đoạn, các Nghi lễ đám cưới truyền thống Việt Nam cũng đã được đơn giản hóa để phù hợp với hiện đại nên gần như chỉ giữ lại 3 nghi lễ chính: “Lễ Dạm ngõ”, “Lễ Ăn hỏi” và “Lễ Rước dâu” cho lễ Gia tiên, Nghi lễ cưới hỏi hiện đại và truyền thống.
Đây là nghi lễ chính thức đầu tiên và cũng là nghi lễ truyền thống đặc trưng của người Việt. Nghi lễ nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai bên gia đình.
Do đó, Lễ Dạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, là buổi gặp mặt thân tình giữa hai bên gia đình. Lễ để cùng nhau đồng ý, chấp nhận mối quan hệ cho hai bạn tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân.
Xem thêm: Mách nhỏ lời phát biểu truyền thống đầy ý nghĩa cho lễ dạm ngõ
Buổi lễ này không cần lễ vật quá rườm rà, như ông bà xưa thường nói: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nên nhà trai sẽ mang trầu cau, hoa quả sang nhà gái. Sau đó, nhà gái thắp hương, nhận lễ vật và cùng nhà trai bàn việc trọng đại của đôi lứa, ngày ăn hỏi, cưới xin.
Lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra nếu gia đình hai bên vẫn quyết định tiến tới hôn nhân sau Lễ Dạm ngõ. Có thể nói rằng, đây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam
Vì Lễ Ăn hỏi như sự thông báo chính thức về sự hôn nhân, về việc hứa gả con cái. Đây cũng là đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hôn nhân, ngày mà cả hai trở thành nàng dâu, chàng rể của gia đình đối phương.
Xem thêm: Chi tiết Lễ ăn hỏi theo truyền thống Việt Nam
1. Lễ Vu quy (Lễ Rước dâu)
Lễ Rước dâu là buổi lễ cực kỳ quan trọng, ý nghĩa và thiêng liêng đối với cặp đôi, đặc biệt là Cô dâu. Buổi lễ này được coi là lễ xuất giá, ngày gia đình Nhà gái đưa con gái về nhà chồng. Lễ Rước dâu còn được gọi là Lễ Vu quy, được tổ chức ở gia đình Nhà gái với các Nghi lễ truyền thống.
2. Lễ Tân hôn (Lễ Đón dâu)
Đây là nghi lễ đón cô dâu mới, là buổi lễ được tổ chức tại nhà trai, đón con dâu mới về gia đình chồng và ra mắt ông bà, tổ tiên. Các nghi lễ được tổ chức tương tự Lễ Vu quy tại nhà gái. Trong các nghi lễ đám cưới thì đây là thủ tục cuối cùng, sau khi hoàn thành xong thì cô dâu chú rể chính thức về một nhà.
-
Những hạng mục trang trí lễ Gia tiên
Lễ Gia Tiên còn là tên gọi chung các nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, để giữ cho các Nghi lễ đám cưới hiện đại nhưng vẫn giữ truyền thống. Thế nên việc chuẩn bị, trang trí cho lễ Gia Tiên rất quan trọng:
-
Cổng hoa: Bạn có thể chọn Style hay Theme mình yêu thích. Điều quan trọng ở đây chính là tấm biển được treo trước nhà (Lễ Ăn hỏi, Lễ Đính hôn Lễ Vu quy, Lễ Tân hôn)
-
Không gian chính: nơi trao mâm quả và cử hành các nghi lễ giữa 2 gia đình:
-
Backdrop: Một bức màn bằng vải hoặc một tấm vách giả, để vừa giúp không gian nhà trở nên trang trọng, thẩm mỹ và chia phần nhà làm lễ với phần nhà phía sau của gia đình.
-
Bàn thờ Tổ tiên: Bàn thờ của gia đình cần có sự trang nghiêm nhất định, không cần trang trí quá cầu kỳ, chỉ cần lau dọn sạch sẽ, trưng lọ hoa tươi, nghe theo hướng dẫn của Ông bà, người lớn trong nhà.
-
Bàn để mâm quả: cần phải ước lượng để chuẩn bị bàn, đủ chỗ cho số lượng mâm quả tương ứng.
-
Bàn họ (Khu vực đón tiếp gia đình thông gia): Để thuận tiện trong việc trao đổi, nên bố trí bàn dài hình chữ nhật, chia chỗ ngồi sang hai bên.
Xem thêm: Dịch vụ trang trí đám hỏi tại nhà ở TPHCM
Dù xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn nhưng những lễ nghi truyền thống trong đám cưới Việt Nam luôn được gìn giữ. Các cặp đôi có thể tối giản hóa các nghi lễ ấy để phù hợp với văn hóa, điều kiện và mong muốn của từng cặp đôi. Hãy liên hệ với tụi mình nếu như các bạn đang ấp ủ dự định thực hiện một trong các nghi lễ cưới trên nhé.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI – NHỮNG CHUYÊN GIA LÊN KẾ HOẠCH CƯỚI – THE K.I.S.S PLANNERS
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2021, xu hướng trang trí tiệc cưới 2021, Ý tưởng cưới, Đặt lịch hẹn dịch vụ với Kiss