Lễ hằng thuận – lễ cưới tại chùa. Đây là nét văn hoá vô cùng độc đáo mà không phải cặp đôi nào cũng biết đến.
Lễ hằng thuận có thể hiểu đơn giản là lễ cưới diễn ra trước sự chứng kiến của đức Phật. Trong không gian khói trầm ngào ngạt, cặp đôi thành vợ thành chồng với tất cả sự nghiêm trang, thành kính dành cho đức Phật. Cũng trong khoảnh khắc này, CDCR nhận lời răn dạy về lứa đôi, về cuộc sống hôn nhân hạnh phía trước mà chỉ có vợ chồng cùng đồng lòng xây dựng.
Nguồn: Internet
Lễ Hằng thuận được tổ chức đầu tiên vào những năm 50 của thế kỷ trước, do Thượng thủ tăng già Tuệ Tạng tổ chức tại chùa Vọng Cung, Nam Định. Từ đó đến nay, các đám cưới tại chùa đều được gọi với cái tên là lễ Hằng thuận.
QUY TRÌNH LÀM LỄ HẰNG THUẬN
“Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý kiến của sư trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ.
Vị chủ trì buổi lễ thường là một vị hòa thượng hay chư tăng. Nghi lễ đám cưới sẽ được thực hiện ở chính điện của chùa. Sẽ có một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, các vị hòa thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở hai bên theo đúng quy cách “nam tả, nữ hữu” (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải).
Trước khi làm lễ, vị chủ trì buổi lễ sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho cả hai trước, sau đó nhà chùa làm lễ cầu an, rồi mới tới nghi lễ cưới. Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị chủ trì buổi lễ.
Tiếp đó là nghi lễ “Phu thê giao bái”, cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn, giảng dạy về đời sống hôn nhân theo tinh thần phật giáo.
Cuối cùng, đại diện hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc. Sau khi buổi lễ tại chính điện kết thúc, gia đình hai bên sẽ mời sư thầy, các vị chư tăng cùng họ hàng và bạn bè dự tiệc chay. Thông thường, bữa tiệc này sẽ được tổ chức ngay tại chùa. Một bữa tiệc chay, không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình, quan khách.” (Trích: Internet)
Mang lại những giá trị tinh thần tốt đẹp
Phật giáo vốn là tôn giáo phổ biến tại Việt Nam, gắn liền với lời răn dạy hướng thiện, về tất cả những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Vì thế, khi đám cưới gắn liền với Phật, với tâm linh, Việt Nam lại có thêm một nét văn hoá vô cùng đặc sắc, đặc biệt là với văn hoá cưới hỏi. Gắn với ý nghĩa tâm linh, đám cưới cũng mang theo đó sự ràng buộc nhất định với hy vọng cặp đôi vợ chồng gắn kết với nhau trọn đời. Lễ Hằng thuận còn giúp cho các cặp vợ chồng khi sống với nhau sẽ sống tốt theo 6 cặp phạm trù. Như trong cặp phạm trù về vợ và chồng, nhà Phật luôn răn dạy người chồng đối xử tốt với vợ trước để thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ trong gia đình. Sau đó, người vợ cũng phải thuận thay chồng chăm sóc và dạy dỗ con cái, một cách ân cần, chu đáo lo toan mọi việc trong nhà,… Tuy có sự ràng buộc với những giá trị tinh thần nhưng trong cuộc sống hôn nhân, tốt nhất vẫn là sự cố gắng cùng nhau vun đắp của cặp đôi vợ chồng trẻ.
KISS WEDDING PLANNER & EVENT
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền