1. TRƯỚC KHI SANG NHÀ GÁI, NHÀ TRAI CẦN CHUẨN BỊ GÌ?
1. MÂM QUẢ
– Mâm quả của người miền Nam thường là số chẵn: Phong tục miền Nam: 4 – 6 – 8 – 10 mâm quả.
– Thông thường, số mâm quả sính lễ cưới được xem là đầy đủ bao gồm:
- Trầu cau.
- Trà, rượu, nến đỏ.
- Mâm bánh cốm (Đám hỏi), Mâm bánh phu thê (Rước dâu)
- Trái cây
- Mâm xôi gấc/ bánh kem
- Mâm gà/ heo quay.
- Tiền nạp tài
- Vàng cưới
Tùy theo điều kiện mà nhà trai có thể chuẩn bị thêm những mâm quả khác như: trang phục, trang sức cho cô dâu,…
**Chủ hôn là người trao mâm quả cho người bưng quả và Hai mẹ là người mở mâm quả.
**Thứ tự trao mâm quả sẽ là trầu cau trước, sau đó đến trà rượu, bánh, xôi, trái cây, heo quay.
**Nếu dự là 6 mâm mà muốn có mâm heo quay thì đặt 5 mâm quả kèm 1 mâm heo quay là 6.
2. NHÂN SỰ
– Họ hàng, chủ hôn, người bưng quả, rể phụ
– Số lượng người từ nhà trai sang nhà gái nên được thông báo trước để bên nhà gái chuẩn bị tiếp đón chu đáo
3. HẬU CẦN
– Xe hoa, xe đưa họ
2. Trình tự lễ gia tiên ở nhà gái
– Thành phần tham gia ở nhà gái: Bố mẹ, họ nhà gái và cô dâu.
– Thành phần tham gia ở nhà trai: Bố mẹ, Họ nhà trai, chú rể.
– Lễ vật nhà gái chuẩn bị: Mâm ngũ quả, mâm cơm cúng, hai chân đèn để cắm nến đặt lên bàn thờ gia tiên.
– Nhà trai khi đến nhà gái sắp xếp thứ tự ngay ngắn, chỉnh tề đội ngũ khoảng 100-200m trước khi vào nhà gái.
– Thứ tự sắp xếp của nhà trai sẽ là chủ hôn nhà trai hoặc ông bà đi đầu tiên, sau đến cha mẹ và chú rể, kế đến là đội bưng mâm quả, sau cùng là bà con họ hàng, bạn bè.
– Người đại diện nhà trai (còn gọi là Chủ Hôn nhà trai) và người bưng khay rượu lễ đi phía trước để tới thưa chuyện về hôn nhân của đôi uyên ương và ngỏ ý đón cô dâu mới về nhà.
– Người đại diện nhà gái đồng ý. Sau đó, rót rượu ra hai ly rượu để hai ông đại diện cụng ly, uống rượu và bắt tay nhau.
– Đoàn nhà trai theo thứ tự đã sắp xếp trước di chuyển đến trước cổng nhà gái. Tiến hành nghi thức trao mâm quả giữa đội bưng quả nhà trai và đội bưng quả nhà gái. Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các phụ dâu đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.
– Sau đó mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên.
– Theo thứ tự “nam tả nữ hữu”, các đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai đứng bên trái bàn thờ.
– Hai gia đình ổn định chỗ ngồi. Nhà gái mời nhà trai dùng trà và bánh kẹo. Hai chủ hôn giới thiệu thành viên gia đình, chủ yếu là các bậc cao niên để hai bên gia đình biết nhau.
– Người chủ hôn nhà trai mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới.
– Cha của cô dâu sẽ đáp lời nhà trai, cô dâu được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên để chuẩn bị cho làm lễ gia tiên.
– Cô dâu ra mắt, cúi chào hai họ. Chú rể tiến đến trao hoa cầm tay cho cô dâu.
– Cô dâu, chú rể sẽ thắp hương dưới sự hướng dẫn của chủ hôn. Đối với người đã mất thì cô dâu chú rể phải lạy bốn lạy, với người sống thì hai lạy, đầu phải cúi thật sát đất.
– Bố mẹ cô dâu hoặc trưởng họ sẽ thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn để báo cáo với tổ tiên.
– Chú rể sẽ là người tiến hành thắp nhang trước, sau đó trao cho cô dâu để thắp lên bàn thờ.
– Tiếp đó chính là tục đốt đèn long phụng. Đèn này sẽ được phía nhà trai chuẩn bị (Nghi thức này sẽ chỉ diễn ra vào ngày rước dâu, còn đám hỏi thì không lên đèn).
– Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành mời rượu và trầu cau họ hàng hai bên. Người rót rượu là chú rể, còn về phía cô dâu sẽ tiến hành xé cau và xếp trầu. Bắt đầu mời từ người chủ hôn trước, sau đó đến ba mẹ và rồi các ông bà, cô chú…
– Cô dâu – chú rể đứng giữa trao nhẫn trước sự chứng kiến của hai gia đình.
– Sau đó, nếu đó là lễ ăn hỏi, thì chỉ có mẹ chồng sẽ cho cô dâu vàng cưới: vòng, kiềng, bông tai, tiền nạp tài. Còn lễ rước dâu thì 2 bên gia đình sẽ cùng trao quà, sính lễ cho cô dâu chú rể.
– Tiếp đến là thủ tục trả lễ hay còn gọi là lại quả. Mâm tráp sính lễ mang đến nhà gái sẽ được phái nhà gái lại lễ cho nhà trai và thường là ½ lễ. Khi tiến hành xếp mâm quả để trả lễ cho nhà trai cần thực hiện lật ngược nắp lên nếu quả có nắp đậy và lật ½ khăn nên quả phủ khăn.
– Lì xì cho bưng quả.
3. Lễ gia tiên tại nhà trai
Khi đoàn rước dâu về tới nhà trai, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục tiến hành trình tự thủ tục lễ gia tiên ra mắt tổ tiên tương tự như nghi lễ tại họ nhà gái.
– Thành phần tham gia: Tất cả thành phần đoàn đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.
– Trong tục lệ lễ rước dâu, mẹ chồng sẽ là người dắt con dâu ra xe hoa, chú rể cùng đi cùng bên cạnh cô dâu. Đặc biệt khi đi cô dâu không được phép ngoái đầu nhìn lại vì nó mang ý nghĩa xui xẻo và không tốt lành.
– Cần một người phù dâu, phải là người chưa chồng, đi cùng để phụ giúp nhiều thứ khi về nhà trai. Đoàn rước dâu sẽ luôn phải tính số người để đảm bảo đi lẻ về chẵn cho may mắn.
– Phía nhà gái cũng cần lên danh sách số người sẽ đưa cô dâu về nhà chồng để phía nhà trai sắp xếp tiếp đón.
– Nghi thức:
– Bố chú rể hoặc đại diện trong họ nhà trai cũng sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thờ và đọc bài khấn báo cáo tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người chủ hôn. Sau khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể sẽ cùng cúi lạy bố mẹ chú rể và mời nước các bậc cao tuổi trong nhà.
– Tiếp đó, mẹ chồng sẽ dắt con dâu vào phòng tân hôn và làm thủ tục trải giường.
4. CÁC LƯU Ý CHO LỄ GIA TIÊN CỦA ĐẠO PHẬT
– Bàn lễ cần có đủ: lư đồng, bát nhang, trà, nhang thơm…
– Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ
5. CÁC LƯU Ý CHO LỄ GIA TIÊN CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA
– Không nên mặc áo dài màu tím.
– Đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.
– Bàn thờ Ông Bà tổ tiên của người Công Giáo thường được đặt ở một nơi trang trọng trong nhà, dưới bàn thờ Thiên Chúa.
– Người Công Giáo không bày biện điều gì liên quan đến mê tín dị đoan như hồn bạch, vàng mã.
– Người Công Giáo được phép đốt nhang, thắp nến và trưng hoa tươi trên bàn thờ nhưng cần tiết giảm để đúng ý nghĩa biết ơn Ông Bà.
– Nên thờ tượng Chúa chịu nạn hoặc thánh giá ở phía trên. Ngoài ra nên có dòng chữ “Thiên Chúa Là Tình Yêu”.
– Có thêm nghi thức: Tạ ơn Thiên Chúa, Kính nhớ Tổ Tiên, Lễ mừng cha mẹ.
Bạn có thể xem thêm các video về lễ gia tiên của KISS tại đây:
Thuê chủ hôn chuyên nghiệp cho lễ gia tiên: https://www.tiktok.com/@kisswedding
Lễ gia tiên của cô dâu người Việt và chú rể người nước ngoài: https://www.tiktok.com/@kisswedding
Xích lô đưa nàng về nhà: https://www.youtube.com/kisswedding
Nếu bạn cần tụi mình hỗ trợ quán xuyến cả các đầu việc trước ngày cưới và trong ngày cưới thì hãy tham khảo qua:
- Phần 1 – Trước ngày cưới: CÁC DỊCH VỤ CƯỚI NỔI BẬT – DÀNH CHO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CƯỚI 3-12 THÁNG
- Phần 2 – Trong ngày cưới: CÁC DỊCH VỤ NỔI BẬT – DÀNH CHO QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CƯỚI 3-12 THÁNG
____________________
Bài viết thực hiện bởi Nhật Khuê x kissteam
Hình ảnh: KISS WEDDING EVENT PLANNER
© www.kisswe.com
Gặp tụi mình ở đây nhé
- Inbox vào page này shorturl.at/xzFT7
- Để lại request tại https://cutt.ly/Ukn3R19
- Gửi email vào: contact@kisswe.com
- Zalo/viber to 0898317980 | 0707252960
- Gọi trực tiếp đến 0898317980 | 0707252960