Truyền thống và phong tục của người Việt Nam nói chung là rất phong phú và đa dạng. Như thời xa xưa, ta thường có phong tục là “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó “ thì một lễ cưới diễn ra không những trang trọng mà còn rất cầu kỳ . Hôn nhân thời xưa được cho là hỷ sự của một đời người , hôn nhân không phải là chuyện đối với một cá nhân mà là của gia đình dòng họ, là ngọn nguồn, cội rễ đời sống lứa đôi hạnh phúc, vì vậy phải được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên .
Trong các nghi thức cưới xin của Việt Nam, Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng và được duy trì từ ngàn xưa đến ngày nay.
Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Tây Bắc
Vậy lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ hỏi vợ chính là thời điểm nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên cho đôi uyên ương. Sau khi thành lễ, hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho cô dâu chú rể. Đây cũng là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn quan trọng trong hôn nhân: cô gái sẽ trở thành “ vợ sắp cưới “ của chàng trai, còn chàng trai thì xem như đã chính thức được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Thành phần tham gia lễ ăn hỏi
Trong phong tục đám hỏi của người Việt, nhà trai mang lễ vật đến và nhà gái nhận lễ có nghĩa là đã danh chính ngôn thuận gả con gái cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới , chỉ còn chờ ngày tổ chức hôn lễ chính thức để công bố với hai họ. Sau đây là một số điều cơ bản về đám hỏi .
Xem thêm: Sáng tạo cũng những ý tưởng lưu giữ lời chúc của khách mời
Lễ hỏi bên nhà trai
Thành phần tham dự bên nhà trai sẽ là ông bà, ba mẹ, chú rể và các thành viên trong gia đình, bạn bè và các bạn nam độc thân bưng mâm quả. Số lương các bạn phụ bưng tráp bên chú rể nên là số lẻ như 3 , 5 , 7 , 9 hoặc 11 .
Lễ hỏi bên nhà gái
Thành phần tham dự bên nhà gái sẽ là ông bà, ba mẹ, cô dâu, các thành viên trong gia đình và một số bạn nữ để đón tráp ăn hỏi. Tương tự như bên chú rể, số lượng nữ đón lễ vật cũng phải tuân theo số lẻ và nên tương ứng với số nam bưng tráp.
Lễ vật
Bao gồm trầu, câu, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới,…
Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gốm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm hoặc bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh phu thê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đề được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, mau đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và heo quay .
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tuỳ thuộc vào năng lực kinh tế của mỗi gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có heo sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể một chiếc một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn . Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn, tượng trưng cho có đôi có cặp, nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lễ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).
Xem thêm: Mách nhỏ lời phát biểu truyền thống đầy ý nghĩa cho lễ dạm ngõ
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người , còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai .
CÁC THỦ TỤC CẦN THIẾT
Rước Lễ Vật
Tất cả sính lễ phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ. Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Ngày xưa, đội sính lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lung đỏ. Ngày nay, các cô gái đội sính lễ đã có áo dài đỏ thay cho việc dùng thắt lưng đỏ. Dù cho sử dụng phương tiện đi lại như thế nào? Đi bộ, ôtô, xích lô hay xe máy thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái .
Tiếp khách
Vì đây là một trong những nghi lễ quan trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là bàn bạc cụ thể của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới nên nhà gái không bày tiệc mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình nhà gái đều chuẩn bị tiệc để thiết đãi gia đình nhà trai mong tạo hoà khí gắn bó và hàn thuyên. Nghi thức trao nhận sính lễ cũng trở nên thành nghi thức bắt buộc .
Xem thêm: Ý nghĩa của mâm quả ngày cưới
Cô dâu
Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách .
Nhà gái
Bên nhà gái nhận sính lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên . Khi lễ ăn hỏi xong , bánh trái, cau, chè được nhà gái chuyển lại cho nhà trai một ít , còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân. Có một việc cần lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt . Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa , không được úp tráp lại .
Biếu trầu
Đại diện bên nhà gái chuẩn bị đón tiếp nhà trai trong lễ ăn hỏi, các cô gái nhận tráp lễ vật mặc áo dài màu đỏ. Ngày xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa chia ra thành từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bạn bè, hàng xóm,…Ý nghĩa của việc này như là loan tin: Cô gái đã có nơi có chỗ. Trong việc chia bánh trái, cau, chè phải chia theo số chẵn nhưng kiêng chia hay quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Xem thêm: Thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Trình tự lễ ăn hỏi
Đến giờ làm lễ, nhà trai tiến dần vào nhà gái theo trình tự ông bà, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên trong gia đình lúc này, nhà gái sẽ cửa đại diện ra chào đón nhà trai. Sau đó , đội bưng quả bên nhà trai sẽ đứng xếp hàng song song với nhau trao lễ vật cho nhà gái.
Khi màn trao quà kết thúc, bên chú rể sẽ được mời vào dùng nước và giới thiệu hai bên. Đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do của lễ hỏi và giới thiệu lễ vật. Nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ vật. Sau đó, mẹ chú rể sẽ mở tráp trước sự chứng kiến của hai họ.
Khi các bước trên đã hoàn tất cũng là lúc cô dâu dưới sự cho phép của hai bên gia đình sẽ được mẹ hay chú rể dắt ra để ra mắt , chào hỏi các thành viên hai họ. Sau đó, chú rể sẽ rót trà để đôi uyên ương mời chủ hôn cùng đại diện nhà gái.
Sau khi mời trà, mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật quan trọng và lễ nạp tài để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ khấn vái, thể hiện sự thành kính trước bàn thờ để tổ tiên chứng giám cho sự kết duyên này. Sau đó, hai họ ngồi cùng nhau để thống nhất ngày lành tháng tốt cho đám cưới.
Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lễ nên được chia đều cho hai bên và phải được chia hoàn toàn bằng tay, tránh dùng dao kéo. Mâm quả khi trả lễ phải để ngửa nắp.
Nghi thức lễ hỏi này nay đã khác nhiều so với ngày xưa, sau lễ này đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi ha ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày hoặc diễn ra vào 2 ngày liên tiếp hay trong cùng 1 ngày.
Lễ hỏi hay đám hỏi là một nghi lễ không thể thiếu và cần được thực hiện một cách trang trọng, chỉn chu. Vốn được xem là nét đẹp trong văn hoá cưới hỏi của người Việt, cô dâu chú rể nên dành nhiều thời gian để chuẩn bị thật chu đáo cho lễ hỏi.
KISS WEDDING PLANNER
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền