CÁC BƯỚC NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG TRONG “LỄ ĐÍNH HÔN”

Xem thêm: Các bước chuẩn bị cho thủ tục đăng kí kết hôn

Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi chính là thời điểm nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái để xin kết duyên cho đôi uyên ương. Sau khi thành lễ, hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho cô dâu chú rể. Đây cũng là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn quan trọng trong hôn nhân: cô gái sẽ trở thành “ vợ sắp cưới “ của chàng trai, còn chàng trai thì xem như đã chính thức được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi cách với lễ thành hôn tùy vào gia đình (có thể là 1 tháng hoặc vài ngày, tùy thuộc vào thời điểm thuận lợi cho cả hai bên gia đình)

Lễ hỏi bên nhà trai

Thành phần tham gia bên nhà trai sẽ là ông bà, bố mẹ, chú rể, các thành viên trong gia đình, bạn bè và các bạn nam độc thân bưng mâm quả. Số lượng các bạn phụ bưng tráp bên chú rể nên là số lẻ như 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Xem thêm: Những điều không thể thiếu trong đám cưới Việt

Lễ hỏi bên nhà gái

Thành phần tham gia bên nhà gái sẽ là ông bà, bố mẹ, cô dâu, các thành viên trong gia đình và một số bạn nữ để đón tráp ăn hỏi. Cũng tương tự như bên chú rể, số lượng nữ đón lễ vật cũng phải tuân theo số lẻ và nên tương ứng với số nam bưng tráp.

Xem thêm: Dịch vụ cho thuê nhà làm gia tiên trọn gói

Trình tự lễ ăn hỏi

Để đám cưới diễn ra suôn sẻ và đẹp lòng hai bên gia đình, đám hỏi là một nghi lễ không thể thiếu và cần được thực hiện một cách trang trọng, chỉn chu:

Đến giờ lành làm lễ, nhà trai tiến dần vào nhà gái theo thứ tự ông bà, cha mẹ, chú rể, đội bưng quả cùng các thành viên trong gia đình. Lúc này, nhà gái sẽ cử đại diện ra chào đón nhà trai. Sau đó, đội nam bưng quả sẽ trao lễ vật cho nhà gái

Khi màn trao quả kết thúc, bên chú rể sẽ được mời vào dùng nước và giới thiệu thành viên hai bên. Đại diện nhà trai sẽ trình bày lý do của lễ hỏi và giới thiệu lễ vật. Nhà gái nói lời cảm ơn và nhận lễ. Sau đó, mẹ chú rể sẽ mở tráp trước sự chứng kiến của hai họ.

Khi các bước trên hoàn tất cũng là lúc cô dâu xuất hiện dưới sự cho phép của hai bên gia đình. Nàng dâu sẽ được mẹ hay chú rể dắt ra để ra mắt, chào hỏi các thành viên hai họ. Sau đó, chú rể sẽ rót trà để đôi uyên ương mời chủ hôn cùng đại diện nhà gái.

Sau khi mời trà, mẹ cô dâu sẽ chọn một số lễ vật quan trọng và lễ nạp tài hay còn gọi là lễ đen để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp theo, cô dâu chú rể sẽ khấn vái, thể hiện sự thành kính trước bàn thờ để tổ tiên chứng giám cho sự kết duyên này. Sau đó, hai họ ngồi cùng nhau để thống nhất ngày lành tháng tốt cho đám cưới.

Cuối cùng, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lễ nên được chia đều cho hai bên và phải được chia hoàn toàn bằng tay, tránh dùng dao kéo. Mâm quả khi trả lễ phải để ngửa nắp.

Xem thêm: 5 câu hỏi cần phải xem xét trước khi chọn ngày cưới

KISS WEDDING PLANNER & EVENT


Trang trí tiệc cướiđám cưới ngoài trờikế hoạch tiệc cướiđịa điểm cướiý tưởng cưới độc đáowedding ideawedding decoration – wedding plannerKiss wedding plannerkế hoạch tiệc cướithông tin cưới 2018,  xu hướng trang trí tiệc cưới 2018Ý tưởng cướiCưới hết bao nhiêu tiền