Đám cưới dù là ở quốc gia nào cũng có những nét đặc trưng riêng biệt cùng thể hiện lên nét văn hoa của quốc gia ấy. Đám cưới Việt Nam cũng vậy! Khác với những đám cưới phương Tây, không chỉ ở tên gọi, đám cưới Việt mang đậm chất phong tục văn hoá phương Đông. Từ phong tục đến các nghi lễ, những món vật dụng phổ biến luôn xuất hiện trong ngày cưới với nhiều ngụ ý khác nhau cho cuộc hôn nhân hạnh phúc. Và tất nhiên, không thể thiếu là những món vật dụng mang đậm chất Việt Nam. Cùng KISS Wedding Planner điểm lại những nét độc đáo của đám cưới Việt xưa nay nhé.
Lễ dạm ngõ/Lễ gia tiên
Từ xưa đến nay, dù có phát triển hiện đại và hội nhập đến mấy, phong tục Việt Nam vẫn luôn tôn trọng và thờ kính tổ tiên, ông bà. Chính vì thế mà những lời thưa gửi đến tổ tiên hay sự chứng giám từ ông bà luôn được coi trọng, đặc biệt là ngày cưới.
Để được tổ chức đám cưới, CDCR phải tổ chức buổi lễ dạm hỏi ngụ ý ra mặt gia đình nhà gái trước khi chính thức được gia đình đồng ý cho về chung một nhà. Sau đó là nghi lễ chính ra mặt gia đình đôi bên và nhắn gửi lời báo cáo đến các vị tổ tiên, cầu mong cho một cuộc sống hạnh phúc bền chặt. Sính lễ và vật dụng cần thiết cho nghi lễ là không thể thiếu sót trong ngày trọng đại này. Cuối cùng là buổi tiệc cưới chiêu đãi bạn bè người thân, cùng chia sẻ ngày vui với đôi vợ chồng mới cưới.
Đám cưới phương Tây không cầu kỳ là thế và dù ngày nay giới trẻ càng chuộng hơn những nghi thức cưới, hình thức trang trí cưới theo kiểu phương Tây hiện đại. Nhưng với ngày cưới, những nghi lễ dạm hỏi, lễ gia tiên vẫn luôn được gìn giữ để ngày cưới luôn giữ được tinh thần Việt Nam tươi đẹp.
Xem thêm: Mẹo chọn vest cho các chàng trong ngày cưới
Trang phục ngày cưới
Áo dài vẫn là sự lựa chọn “phải có” trong nghi lễ cưới xin ở Việt Nam. Dù các cô dâu ngày nay có yêu thích nhiều dạng áo cưới khác nhau, váy đuôi cá, đầm công chúa trắng bồng bềnh,… Nhưng với nghi lễ cưới trọng đại trước gia đình và tổ tiên, cô dâu Việt vẫn là đẹp nhất với chiếc áo dài truyền thống.
Không còn quá khuôn khổ vào chiếc áo dài đỏ. Các nàng cũng có nhiều sự lựa chọn màu sắc hơn cho chiếc áo dài cưới hiện nay. Nhưng với tinh thần truyền thống thì chiếc áo dài đỏ với hình con long con phụng luôn được trân quý theo thời gian.
Xem thêm: Mẹo giữ lớp trang điểm trong ngày cưới
Những quan niệm về sự may rủi hay khắc hợp
Văn hoá Việt Nam không tránh khỏi những quan niệm về ngũ hành, về sự may rủi hay hợp khắc giữa các năm sinh tháng tuổi với nhau. Có thể đôi khi là mê tín, những suy cho cùng, gia đình Việt vẫn chỉ muốn hướng đến những điều tốt đẹp cho hôn nhân của con cái sau này. Một vài quan niệm phổ biến như, nhiều người cho rằng cách tính Kim lâu là lấy tuổi mụ của người nữ chia cho 9, dư ra 1, 3, 6, 8 thì đó là Kim lâu. Nếu kết hôn ở tuổi Kim Lâu sẽ không được may mắn, hoà hợp. Hay việc làm vỡ gương sẽ rất xui xẻo trong ngày cưới, vì thế gương hay những vật sắc nhọn cần tránh sử dụng, v.v.
Đại tiệc cưới Việt
Đám cưới Việt đặc trưng với quy mô khách mời khá lớn, thường là trên 200 khách mời. Trong đó, khách mời là bạn bè, đồng nghiệp thân thiết đôi khi chỉ chiếm 40-50% tổng số lượng khách. Bạn biết đấy, những vị khách còn lại sẽ là những người bà con xa, bạn bè của song thân,….mà CDCR đôi khi không biết đến. Con số 800-1000 khách trong một đám cưới là không quá ngạc nhiên phải không nào?
Xem thêm: Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới
KISS WEDDING PLANNER & EVENT
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền