NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU Ở LỄ GIA TIÊN NGÀY CƯỚI

Kiss (2)

Lễ gia tiên là một trong những nghi thức mà cô dâu và chú rể phải thực hiện vào ngày cưới, đó là lúc cô dâu chú rể sẽ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, để tỏ lòng thành kính đối với dòng tộc và là phong tục không thể thiếu trong đám cưới truyền thống.

Xem thêm: Chi tiết Lễ ăn hỏi theo truyền thống Việt Nam

Cô dâu và chú rể phải bái lạy như thế nào trước bàn thờ tổ tiên?

Theo truyền thống và phong tục của người Việt Nam, việc bái lạy được thực hiện như sau :

  • Đối với những người đã mất thì cô dâu chú rể phại lạy bốn lạy. Với người sống thì hai lạy.
  • Tư thế lạy phải cung kính. Trước tiên, cô dâu trao hoa cầm tay cho phù dâu rồi mới tiến hành làm lễ, đầu phải cúi thật sát đất, lạy xong cô dâu chú rể đứng thẳng người nghiêm trang trước bàn thờ rồi bái. Cô dâu chú rể lạy bốn lần trước bàn thờ tổ tiên
Kiss (1)

Sau khi nhà gái đã nhận quả từ nhà trai, mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ tổ tiên. Thông thường, tráp trầu cau được đặt chính giữa vì tráp này được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

Xem thêm: Tất tần tật những lễ nghi cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam

Theo thứ tự “ nam tả nữ hữu “, các bậc tiền bối đại diện bên nhà gái đứng bên phải còn nhà trai thì đứng bên trái bàn thờ. Người chủ hôn nhà trai sẽ mở đầu bằng việc nói về ý nghĩa khi đem lễ vật tới. Đáp lời nhà trai, cha của cô dâu chấp nhận, sau đó nhà trai xin phép mở nắp tráp rồi trình lễ vật. Tiếp đó, cô dâu được cha hoặc mẹ dắt từ trong phòng ra để chào họ hàng hai bên rồi chuẩn bị làm nghi lễ gia tiên .

Kiss Wedding Planner Lễ Gia Tiên (1)

Những lễ vật không thể thiếu

  • Trong đám cưới và đám hỏi, nhà trai đều phải chuẩn bị một lễ vật nhỏ , gồm trầu cau, phong bì lễ đen (tiền hoặc vàng) để mang tới nhà gái thắp hương.
  • Nhà gái cũng cần chuẩn bị mâm ngũ quả và làm mâm cơm cúng đặt lên bàn thơi giống như lễ vật tại các.
  • Đối với miền Nam, Lễ Gia Tiên sẽ có đôi đèn cầy lớn chạm khắc hình long phụng là vật phẩm quan trọng, không thể bỏ qua. Cặp đèn cầy này cũng phải do nhà trai chuẩn bị. Nhà gái cũng sẽ chuẩn bị hai chân đèn để cắm đèn cầy. Để chân và đèn cầy khớp nhau, hai bên gia đình thống nhất trước kích thước cỡ, để khi làm lễ gia tiên không mắc phải những điều sai sót. Người miền Nam có quan niệm là khi thắp đèn cầy (nến) trên bàn thờ như vậy, đôi trẻ sẽ có được hạnh phúc, ấm áp như ngọn lửa đèn cầy.
  • Trong lễ đón dâu, khi tân nương mới về nhà chồng , gia đình chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả, xôi, gà luộc và làm lễ vật thấp thương.

Xem thêm: Trang trí lễ gia tiên – Bạn cần những gì?

Kiss Wedding Planner Lễ Gia Tiên (2)

Nghi thức lễ gia tiên

Tại cả nhà trai và nhà gái : Cha (Bố) của cô dâu , chú rể hoặc đại diện nam giới trong họ sẽ là người thắp hương, lên đèn trên bàn thơ, đồn thơi cũng là người đọc bài khấn trước tổ tiên. Bài khấn này thường được các gia đình xin tại chùa. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ hoặc người đại diện.

Để lễ gia tiên diễn ra thật suôn sẽ hai gia đình cần chu đáo chuẩn bị các lễ vật và sửa soạn, dọn dẹp bàn thơ cũng như hướng dẫn đôi uyên ương trẻ các bước trong nghi lễ để mọi công việc diễn ra chu đáo, trang trọng.

KISS WEDDING PLANNER & EVENT


Trang trí tiệc cướiđám cưới ngoài trờikế hoạch tiệc cướiđịa điểm cướiý tưởng cưới độc đáowedding ideawedding decoration – wedding plannerKiss wedding plannerkế hoạch tiệc cướithông tin cưới 2018,  xu hướng trang trí tiệc cưới 2018Ý tưởng cướiCưới hết bao nhiêu tiền