PHONG TỤC CƯỚI HỎI VIỆT NAM – MIỀN BẮC

Đám cưới là một trong những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Những phong tục truyền thống này đã đi sâu vào lòng mỗi người và là những nét đẹp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Với mỗi dân tộc, mỗi vùng miền của nước ta đều có sự khác nhau trong phong tục và nghi thức cưới hỏi. Ở bài viết này, những nét đặc trưng của phong tục cưới hỏi của miền Bắc sẽ được đề cập đến nhằm giúp cho các cặp đôi hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho hôn lễ của mình. Khác với người miền Nam với lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi có thể được lược bớt. Thông thường, nghi lễ cưới hỏi của người miền Bắc sẽ có đầy đủ 3 lễ là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi lễ chạm ngõ là nghi thức đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới của người miền Bắc. Với lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để sang nhà gái nói chuyện và xin phép nhà gái để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. Những thủ tục và lễ vật của lễ dạm ngõ cũng khá đơn giản với trầu cau, chè, thuốc với số lượng chẵn. Số lượng người của nhà trai bưng sính lễ cho nhà gái không quá đông, thông thường 4 người là đủ. Nhà gái chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo, thuốc,… để mời khách. 

Sau khi nhà trai trao sính lễ, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương. Cả hai gia đình cùng ngồi xuống và chọn ngày cũng như các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ dạm ngõ không cần thiết quá cầu kỳ nhưng cần sự ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên. Lễ dạm ngõ có thể nói là bước đầu tiên để cô dâu chính thức có được bến đỗ của đời mình và tiến tới hôn nhân đại sự.

Xem thêm: Phong tục cưới hỏi Việt Nam – miền Trung

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ hay còn được gọi lễ chạm ngõ là nghi thức đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới của người miền Bắc.

Với lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để sang nhà gái nói chuyện và xin phép nhà gái để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. Những thủ tục và lễ vật của lễ dạm ngõ cũng khá đơn giản với trầu cau, chè, thuốc với số lượng chẵn. Số lượng người của nhà trai bưng sính lễ cho nhà gái không quá đông, thông thường 4 người là đủ. Nhà gái chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo, thuốc,… để mời khách. Sau khi nhà trai trao sính lễ, nhà gái nhận và đặt lên bàn thờ gia tiên để thắp hương. Cả hai gia đình cùng ngồi xuống và chọn ngày cũng như các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ dạm ngõ không cần thiết quá cầu kỳ nhưng cần sự ấm cúng và thân thiết của gia đình hai bên. Lễ dạm ngõ có thể nói là bước đầu tiên để cô dâu chính thức có được bến đỗ của đời mình và tiến tới hôn nhân đại sự.

Xem thêm: Phong tục cưới hỏi miền Nam

Lễ ăn hỏi

Sau lễ dạm ngõ chính là lễ ăn hỏi. Với lễ ăn hỏi, các nghi thức và thủ tục có phần nhiều hơn và long trọng hơn. Đây được xem là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa họ hàng hai bên. Các thủ tục chính thức trong lễ ăn hỏi bao gồm ăn hỏi, xin cưới và nạp tài sẽ được gộp luôn trong ngày này.

Nhà gái sẽ nhận từ nhà trai ba chục trầu và bộ tráp cưới hỏi. Sau khi bố của chú rể và bố cô dâu giới thiệu họ hàng và những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa ba chục trầu. Một chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi. Một chục trầu tiếp theo là cho nghi thức xin cưới. Và một chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Tiếp theo đó sẽ là lễ nhận tráp ăn hỏi của nhà trai. Những lễ vật không thể thiếu trong các tráp của nhà trai bao gồm bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay. Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Các mâm quả này sẽ được nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên và thắp hương cho tổ tiên. Một điều đặc biệt trong lễ ăn hỏi chính là nhà trai cần chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (thường gọi là lễ đen) để cho nhà nội cô dâu, nhà ngoại cô dâu và một phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Số tiền trong phong bì sẽ tùy thuộc vào nhà gái yêu cầu. Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới sẽ tùy thuộc vào việc lựa chọn ngày đẹp của gia đình hai bên.

Xem thêm: Nghi thức lễ gia tiên trong ngày cưới

Lễ cưới

Sau lễ ăn hỏi, lễ cưới sẽ được tổ chức vào ngày lành tháng tốt mà gia đình cô dâu chú rể đã lựa chọn. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. Lễ vật mang đến xin dâu của nhà trai thường có một mâm lễ và phong bì tiền mặt. Phần tiền này có thể do nhà gái đưa ra hoặc do nhà trai tự quyết định số tiền và bỏ vào phong bì đỏ trong khay nhỏ do mẹ chú rể cầm để trao tặng cho con dâu.

Phần tiền dẫn cưới này không có ý nghĩa mua bán mà nó thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai cũng như muốn góp phần chi phí cho lễ cưới cho gia đình nhà gái, nhằm mang đến quan hệ thân thiết cho hai bên gia đình. Cả hai bên gia đình cùng giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái. Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng. Chú rể sẽ đón cô dâu về nhà, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, mời trà người lớn và ra mắt họ hàng.  

Lễ lại mặt trong đám cưới miền Bắc

Sau khi phần tiệc cưới kết thúc, người miền Bắc còn có thêm nghi lễ lại mặt. Đây cũng là một phần lễ nghi quan trọng trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu chú rể với gia đình nhà gái. Khi cô dâu đi lấy chồng vẫn không quên hiếu thuận với cha mẹ ruột và thể hiện sự quan tâm chu đáo của gia đình nhà trai đối với nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai bên gia đình.

KISS WEDDING PLANNER


Trang trí tiệc cướiđám cưới ngoài trờikế hoạch tiệc cướiđịa điểm cướiý tưởng cưới độc đáowedding ideawedding decoration – wedding plannerKiss wedding plannerkế hoạch tiệc cướithông tin cưới 2018,  xu hướng trang trí tiệc cưới 2018Ý tưởng cướiCưới hết bao nhiêu tiền