Lấy chồng nước ngoài – Đăng kí kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam cần khá nhiều thủ tục và giấy tờ phức tạp. Và vì thế, nếu bạn đang chuẩn bị đăng kí kết hôn và nửa kia của bạn là công dân của một đất nước khác. Đừng bỏ qua thông tin vô cùng quan trọng này nhé.
Xem thêm: Top wedding planner nổi bật ở hcm
Theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch năm 2014 thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp quận, huyện. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hay tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bênh như: tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình.
4. Bản sao Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam, Thẻ Thường trú/Thẻ tạm trú/Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú/ tạm trú tại Việt Nam đăng ký kết hôn.
Nếu bạn là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì bạn còn phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc bạn kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định nơi bạn công tác.
Ngoài các giấy tờ nêu trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì người này còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại khoản 2 điều 36 của nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Tư pháp sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh riêng với các bên nếu thấy cần thiết.
Bước 3: Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 33 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Xem thêm: Cần làm gì ngay sau khi đính hôn – I’m Engaged! Now What?
Cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài là những nơi sau:
– UBND cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú của người Việt Nam, thực hiện đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người Việt Nam với nhau mà ít nhất có một bên định cư tại nước ngoài; trong trường hợp người Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của người Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
– Trong trường hợp đăng ký kết hôn với người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của 1 trong 2 bên, thực hiện đăng ký kết hôn; nếu cả 2 bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì UBND cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên, thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Xem thêm: Tổ chức tiệc cưới có cần đến Wedding Planner
Tổng hợp bởi KISS Wedding Planner & Event
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền