Lễ đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi là một nghi thức truyền thống của Việt Nam. Lúc này, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để dặm hỏi, hứa hôn cô gái và chàng trai. Cũng từ ngày này, cô gái chính thức trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, còn chàng trai thì được công nhận làm rể nhà gái, chính thức gọi ba mẹ cô gái là ba mẹ vợ. Sau lễ đính hôn, hai bên gia đình sẽ tìm ngày lành tháng tốt để tổ chức rước dâu và lễ cưới, chính thức đưa cặp đôi về chung một nhà.
Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có những điều khác biệt, nhưng nhìn chung vẫn không khác biệt quá nhiều so với các nghi cổ truyền. Cùng nhìn qua các bước cơ bản của một lễ đính hôn nhé!
Thành phần tham dự
Thành phần tham dự gồm đoàn đi họ là ba mẹ chú rể, người thân đã lập gia đình và đoàn bê tráp là những chàng trai còn độc thân. Đối với nhà gái, thành phần tham dự cũng không khác biệt, cũng gồm đoàn đi họ là ba mẹ cô dâu, người thân đã lập gia đình và đoàn bê tráp là các bạn nữ còn độc thân. Số lượng cặp đôi bê tráp thường sẽ là số lẻ như 3, 5, 7 hoặc 11 cặp.
Nghi thức đón lễ
Lễ đính hôn tại miền nam, sau khi đã đến giờ thì nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để dặm hỏi nhà gái và tiến hành nghi thức ăn hỏi. Nhà gái sẽ đứng ở cửa để đón nhà trai, đồng thời đội bê tráp nhà trai sẽ trao sính lễ đội bê tráp của nhà gái để mang vào nhà.
Sau khi đón lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ mời nhà trai vào nhà uống nước và nói chuyện. Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu đoàn đi họ của nhà trai và trình bày lý do mang sính lễ đến. Đáp lại lời giới thiệu của nhà trai, đại diện nhà gái cũng sẽ giới thiệu đoàn đi họ của nhà gái cùng những lời đáp lại đại diện nhà trai.
Sau đó, mẹ chú rể sẽ mở tráp trước sự chứng kiến của 2 họ. Cuối cùng, được sự đồng ý của 2 họ, kết thúc nghi thức đón lễ và bắt đầu nghi thức cô dâu ra mắt gia đình.
Xem thêm: Mâm quả cho lễ gia tiên cần những gì ?
Nghi thức cô dâu ra mắt gia đình
Sau nghi thức đón lễ, mẹ cô dâu cùng chú rể sẽ lên đón cô dâu xuống để chào hỏi thành viên hai họ. Sau đó chú rể sẽ rót trà để đôi uyên ương cùng nhau mời đại diện nhà gái.
Sau khi mời trà, cô dâu sẽ được nhà gái tặng trang sức xem là của hồi môn mang về nhà chồng, còn nhà trai tặng trang sức cô dâu để thể hiện tình cảm thân thiết, sự trân trọng đối với cô dâu mới.
Nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên
Một nghi thức hết sức quan trọng mà một lễ đính hôn ở bất cứ vùng miền nào cũng có đó là nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ thắp hương và khấn vái trước bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, mong được ông bà chứng giám và bảo vệ cho hôn nhân của cặp đôi. Đây được xem như là nghi thức cuối cùng của lễ ăn hỏi. Sau nghi thức này, chú rể chính thức trở thành rể của nhà gái và trở thành chồng sắp cưới của cô dâu.
Xem thêm: Chi tiết Lễ ăn hỏi theo truyền thống Việt Nam
Cuối cùng, hai họ sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc cho lễ cưới sắp tới. Sau đó, nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Lễ nên được chia đều cho hai bên và phải được chia hoàn toàn bằng tay, tránh dùng dao kéo. Mâm quả khi trả lễ phải để ngửa nắp. Đó là những thông tin mà các cặp đôi cần nắm khi tổ chức lễ đính hôn tại miền nam.
HẢY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI – NHỮNG CHUYÊN GIA LÊN KẾ HOẠCH CƯỚI – THE KISS PLANNERS
KISS WEDDING PLANNER & EVENT
Trang trí tiệc cưới, đám cưới ngoài trời, kế hoạch tiệc cưới, địa điểm cưới, ý tưởng cưới độc đáo, wedding idea, wedding decoration – wedding planner, Kiss wedding planner, kế hoạch tiệc cưới, thông tin cưới 2018, xu hướng trang trí tiệc cưới 2018, Ý tưởng cưới, Cưới hết bao nhiêu tiền